5/5 - (2 bình chọn)

Lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực là sự kiện văn hóa nhằm bày tỏ lòng thành của bà con Phú Quốc đối với vị anh hùng dân tộc. Không khí nô nức, nhộn nhịp của lễ hội cùng vô số hoạt động đặc sắc nơi đây

Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch cũng gọi Quản Lịch, sanh ra trong một gia đình chài lưới vào năm 1839. Nguyên quán gốc ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ bé đã mồ côi cha, lớn lên theo nghiệp võ làm đến chức Quản cơ.

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông, quân Pháp tiến binh đánh miền Tây. Tháng giêng năm Kỷ mùi (1859) tức năm Tự Đức thứ 12, quân Pháp đem binh vào cửa Cần Giờ và ngày 15 tháng 2 năm ấy vây thành Gia Định. Tiến đến đâu, giặc Pháp dở trò giết hại cướp giựt đến đó.

Lòng căm phẫn của nhân dân lên đến cực độ. Những nhà ưu quân ái quốc quyết chí đứng lên chiêu binh chống Pháp. Sĩ dân trong nước nhiệt liệt hưởng ứng Chiếu Cần Vương. Ở Gò Công thì có Phó Quản cơ Trương Công Định, ở Đồng Tháp thì có Thiên hộ Dương tức Võ Duy Dương phất cờ khởi nghĩa.

Đau lòng trước cảnh cửa nát nhà tan, đồng bào đau khổ, Nguyễn Trung Trực hiệp cùng bạn là ông Nguyễn Văn Cầm chiêu tập nghĩa binh, áp dụng chiến thuật du kích đánh Pháp.

Ngày 10/4/1861, Ngài đem nghĩa binh đánh vào thuyền Pháp, giết chết tên thuyền trưởng Bourdais và 30 bộ hạ, khi bọn này định đổ bộ đi ruồng bố vùng Bảo Định hạ.

Ngày 11/12/1861, Ngài đem binh hỏa công chiến thuyền Espérance (Hi Vọng) tại vàm Nhựt Tảo (Tân An) tiêu diệt cả địch quân, bêu đầu tên trung tá Parfait.

Trên lịch sử kháng chiến, trận Nhựt Tảo là một kỳ công hy hữu, vì rằng Ngài là người đầu tiên hạ được chiến hạm địch bằng một chiến thuật dùng thế yếu của du kích thắng được thế mạnh của đại bác thần công.

Vua Tự Đức được tin bèn ban chiếu tuyên dương công trạng.

Tiếp theo đó, Ngài không dứt danh phá đồn địch ở Thuộc Nhiêu, Thủ Thừa, Bến Lức, Mỹ Hạnh, Phước Lý, Long Thạnh, Phú Lâm, Bà Hom.

Lúc bấy giờ Trương Công Định đang chiến đấu ở Gò công. Mặc dầu sau khi ký hòa ước 1862, quân Pháp thừa cơ tăng cường quân lực rất mạnh, Trương Công Định vẫn hăng say chiến đấu. Chẳng may ông lầm mưu quân Pháp nên đã tử tiết trong đêm 1864.

ũng trong thời gian đó, Thủ Khoa Huân bị bắt và bị đày sang đảo Rêunion; hàng ngũ kháng chiến của Thiên bộ Dương bị tan rã trong trận tấn công (tháng 4 năm 1866) của quân Pháp vào Đồng Tháp.

Khí thế kháng chiến ở miền Đông cơ hồ tiêu hoại miền Tây. Binh sĩ thì cho đóng ở Tà Niên thuộc Rạch Giá, còn Ngài thì náu nơi gia đình họ Lâm tại Mỹ Hội Đông thuộc tỉnh Long Xuyên. Gia đình này đã qui y theo giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ-Hương khi Đức Phật Thầy ra đời ở Xẻo Môn. Có lẽ trong thời gian ẩn trú nơi một gia đình theo môn phái Phật Thầy mà Ngài đã qui ngưỡng theo giáo pháp Tu Nhân Học Phật.

Từ ngày về tá túc ở gia đình họ Lâm, Ngài thường mặc nâu sòng và lâu lâu ngồi thuyền lên cù lao Nhỏ ở Bình Thạnh Đông thăm Đức Cố Quản. Sự liên lạc với đệ tử Phật Thầy cũng như cách phục sức mộc mạc như một tín đồ nhà Phật, đủ biểu lộ chí hướng Ngài đã nghiêng về giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương, Ngài sống rất đạm bạc; mỗi bữa cơm chỉ dùng không quá một con khô sặc.

Hình vóc Ngài mảnh khảnh, nhưng võ nghệ của Ngài cao cường, tinh thần rất khẳng khái. Khi gặp Ngài lần đầu tiên, xuyên qua tướng mạo nho phong của Ngài, Phan Khắc Thân – Tổng đốc An Giang lúc bấy giờ không khỏi hiểu lầm. Ngài điềm đạm ứng đáp: “Nước có loạn, người tôi trung được đánh giá xuyên qua hành động giết giặc cứu nước nhiều hơn cân đai trật phẩm của trào đời. Với dân cư là như thế, còn như với tướng sĩ, cái dũng, cái trí, cái nghĩa khắc phục người chiến hữu nhiều hơn là tiếng hò hét dõng dạc.”

Câu này đủ nói lên khí phách bất khuất của Ngài để đối lại chí hèn yếu của Tổng đốc Phan Khắc Thân, trước áp lực đành giao nạp cụ Thủ Khoa Huân cho Pháp.

Mặc dù ẩn náu ở Mỹ Hội Đông, Ngài vẫn liên lạc luôn với các đồng chí lập quân khu ở Tà Niên và thường đến huấn luyện, đôn đốc việc chiêu binh mãi mã, tích thảo đồn lương.

Tin ông Nguyễn Văn Cầm bị giết tại đồn Kiên Giang thúc giục Ngài sớm toan hành động. Sau khi hợp quân hạ được thành này trong một trận giao phong ác liệt. Trên lịch sử kháng chiến, Ngài ghi thêm một chiến công hiển hách.

xem thêm: Top Địa điểm Check in Phú Quốc hấp dẫn nhất

Giới thiệu Lễ Hội Đền Thờ Anh Hùng Dân Tộc NGUYỄN TRUNG TRỰC

“ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

– Đó là câu nói lưu danh của ông Nguyễn Trung Trực trước khi hi sinh. (1838-1868)

Ông giao nộp mình vào ngày 19/09/1968 để bảo vệ nghĩa quận, sau khi bị 500 lính Pháp bao vây tại ấp Ông Lang đảo Phú Quốc.

Để tưởng nhớ về công lao của vị Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Trung Trực người dân Phú Quốc đã lập đình Thần Nguyễn Trung Trực tại ấp Gành Dầu, nay xã Gành Dầu, Thành Phố Phú Quốc.

Hàng năm vào ngày 26,27,28 tháng 8 âm lịch tất cả người dân cùng đổ về Đình Thần Nguyễn Trung Trực để tưởng nhớ ông.

Nếu có bạn đến Phú Quốc vào dịp này đừng bỏ lỡ lễ hội siêu lớn và thiêng liêng của người dân xứ đảo Phú Quốc nhé!

Đình ông rất linh nên cũng là địa điểm mọi người và du khách hay đến xin tài lộc và may mắn.

Lễ Hội Đền Thờ NGUYỄN TRUNG TRỰC Phú Quốc

Lễ hội Nguyễn Trung Trực được biết đến như nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc tại khu vực Kiên Giang nói chung và vùng đất rừng vàng biển bạc Phú Quốc nói riêng. Dịp lễ này ban đầu được người dân tổ chức để bày tỏ lòng thành kính với vị anh hùng dân tộc – Nguyễn Trung Trực, sau khi lưu truyền qua bao thế hệ thì ăn sâu vào nếp sống của bà con Phú Quốc và trở thành sự kiện định kỳ có ý nghĩa rất lớn.

2 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội

Sự kiện văn hóa nhằm tri ân vị anh hùng dân tộc được tổ chức từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình thờ Nguyễn Trung Trực. Cứ trước thời điểm diễn ra Lễ hội Phú Quốc này một tuần là khu vực Xã Gành Dầu, Thành phố Phú Quốc – Nơi ngôi đình tọa lạc lại sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngay từ công tác chuẩn bị, không khí hào hứng của người dân đã thu hút đông đảo tín đồ du lịch thập phương đến góp công nhằm chờ mong ngày tổ chức lễ hội.

Lễ Hội Đền Thờ NGUYỄN TRUNG TRỰC Phú Quốc
Đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc có diện tích lớn với kiến trúc độc đáo

Cụ thể, đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc được xây dựng theo phong cách chữ tam, bao gồm 3 phần chính: Chính điện, Đông lang và Tây lang. Trong đó, phần chính điện là nơi trung tâm thờ cúng bài vị của ông, thần linh và nhiều anh hùng khác như Chánh soái đại càn, Phó cơ Nguyễn Hiền Điều hay Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.

3. Lễ hội đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc có gì đặc sắc?

3.1 Phần nghi thức của Lễ hội Nguyễn Trung Trực

Bắt đầu Lễ hội Nguyễn Trung Trực sẽ là phần nghi thức, trụ trì hay ban quản lý của đình thờ sẽ thực hiện lễ thượng cờ, thỉnh sắc an thần, an vị niệm hương, thỉnh an vị thần, tế quan Phó… cùng vô số những hình thức lễ nghi khác. Sau đó người dân bản địa có thể vào đình dâng hương lên cụ Nguyễn nhằm bày tỏ lòng thành đồng thời cầu xin bậc tiền nhân phù hộ những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đạo. Không khí sự kiện lúc này giống với Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương có phần yên tĩnh, trang nghiêm.

Đình thần thờ nguyễn trung trực
Đình thần thờ nguyễn trung trực

3.2 Phần hội

Thắp hương và cúng bái xong xuôi, Lễ hội Nguyễn Trung Trực sẽ mở rộng cửa đình để đón chào nhiều tín đồ du lịch đến tham gia hơn. Trong sân, ban quản lý sẽ tổ chức vô số hoạt động thú vị như múa lân, ca hát… Không dừng lại ở đó, hội chợ trong khuôn khổ lễ hội cũng bắt đầu hoạt động và mang đến mọi người nhiều mặt hàng phong phú sở hữu mức giá cực kì phải chăng, hợp lý. Sau khi sự kiện kết thúc, hội chợ vẫn sẽ kéo dài và còn dư âm đến vài tuần sau nữa. Chỉ như vậy thôi cũng có thể thấy được quy mô lớn của Lễ hội Nguyễn Trung Trực.

Lễ Hội Đền Thờ NGUYỄN TRUNG TRỰC Phú Quốc