5/5 - (1 bình chọn)

Chùa Sùng Hưng Phú Quốc là điểm đến thu hút rất nhiều Phật tử và du khách tứ phương ghé đến để chiêm bái, vãn cảnh. Cùng bỏ túi tất tần tật khám phá ngôi cổ tự lâu đời nhất đảo ngọc nhé!

Chùa sùng hưng cổ tự ở đâu Phú Quốc?

7 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, tt. Dương Đông, Phú Quốc Dương Đông, tt. Dương Đông Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, TT. Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang

Để đến được địa điểm tham quan Phú Quốc này, bạn cần tới được phường Dương Đông. Từ trung tâm phường Dương Đông, bạn sẽ di chuyển theo cung đường CMT8 đến đường tỉnh 973 và đi tới Nguyễn Trung Trực.

THAM QUAN CHÙA SÙNG HƯNG CỔ TỰ PHÚ QUỐC

Rẽ vào đường 30/4 rồi rẽ tiếp vào Trần Hưng Đạo. Sau khi đi thêm một đoạn bạn sẽ thấy ngôi chùa Sùng Hưng – địa điểm du lịch Phú Quốc tự túc nổi tiếng nằm ở phía bên tay phải.

SÙNG HƯNG CỔ TỰ Số 7 Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc.

Xưa kia là một nghĩa địa âm u, lạnh lẽo nên người dân đã xây nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để thờ cúng và cầu siêu cho các li.nh hồn. Về sau, hai ngôi chùa được hợp nhất thành một ngôi chùa lớn lấy tên là Sùng Hưng Cổ Tự.

Chùa được xây dựng cuối thế kỷ 19 (khoảng năm 1896), tu theo phái Cổ Sơn Môn, đời trụ trì thứ 5 là Thích Đạt Vĩnh, kế là đời thứ 6 là Thích Minh Khiêm, đến năm 1924, hòa thượng Tịnh Nghĩa – Trụ trì đời thứ 7 cho trùng tu chùa lần đầu tiên, đến năm Năm 1960, hòa thượng Thích Huệ Chánh – Trụ trì đời thứ 8 cho đại trùng tu các công trình Phật sự, lợp mái ngói âm dương, xây thêm tường gạch. Sau này là thầy Huệ Thông, đến nay, chùa Sùng Hưng được Tỳ kheo Huệ Minh trông coi và quản lý.

THAM QUAN CHÙA SÙNG HƯNG CỔ TỰ PHÚ QUỐC

Trong khuôn viên chùa thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Điện thờ trung tâm thờ Tam Thế Phật: A Di Đà, Đại Thế Chí, Quan Thế Âm, Hai bên chánh điện thờ Thập Điện Diêm Vương, Ngũ Điện Diêm Vương. Từ ngày Bác Hồ mất, các vị sư trụ đều dâng cơm cúng Bác vào giờ ngọ hàng ngày.

xem thêm:

Lễ hội Trai Đàn được tổ chức vào ngày 30/7 Âm lịch hàng năm với nhiều nghi thức như Công Phu, thỉnh Tiêu Diện Thượng Giàn, Động Đàn… Đại lễ Trai Đàn là pháp hội cúng chay, cầu siêu cho những vo.ng linh không có ai thờ cúng. Ngoài ra đây cũng là dịp để cầu siêu cho người chết được siêu thoát và cầu bình an cho những người dân.

THAM QUAN CHÙA SÙNG HƯNG CỔ TỰ PHÚ QUỐC

Vào ngày diễn ra đại lễ Trai Đàn, những chiếc lồng đèn kéo quân sẽ được bày ra giữa chùa. Bên trong lồng đèn có đốt nến để rước cô/bác về chứng giám và phù hộ cho người dân. Cuối cùng là xô đụng, thí cỗ cô hồn.

Lễ hội này đã ăn sâu vào văn hoá của người dân Phú Quốc, hàng năm bà con thập phương tìm về, cúng bái, cầu những điều tốt lành cho gia đình.

Bài có sử dụng tư liệu từ a Tài Hà, Wiki và 1 số tài liệu khác.